game phỏm ERS THỎA SỨC SÁNG TẠO, MANG TÁC PHẨM VĂN HỌC LÊN SÂN KHẤU VỚI ĐA DẠNG SẢN PHẨM ĐỘC ĐÁO
MỤC LỤC [Ẩn]
Buổi tổng kết dự án “Góc nhìn văn học”, thuộc bộ môn Phát triển năng lực của khối 6 đã mang đến cho thầy cô và các bạn những giây phút thư giãn, cả sự bất ngờ trước những màn trình diễn độc đáo của các em. Đây là một dự án học tập liên môn giúp các em học sinh phát triển toàn diện năng lực cá nhân.
Thông qua dự án này, học sinh khối 6 đã làm mới các tác phẩm văn học nổi tiếng bằng cách sân khấu hóa, chuyển thể thành truyện tranh hay các mô hình sáng tạo. Qua đó, các em đưa khán giả tiếp cận những tác phẩm quen thuộc bằng những góc nhìn và cảm xúc mới lạ, hấp dẫn.
Hai người dẫn chuyện Thanh Trúc và Châu Anh đã khéo léo liên kết những tác phẩm một cách đầy cảm xúc, sử dụng chất liệu là tình yêu lịch sử, đất nước và thân phận con người:
Sân khấu hóa truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy thành một vở kịch với cái kết sáng tạo: Tác phẩm mở màn buổi tổng kết đã làm cho hội trường tràn ngập tiếng cười sảng khoái bởi khả năng nhập vai và diễn xuất tự nhiên các diễn viên nhí lớp 6V1. Bất ngờ nhất chính là các em đã “viết lại" cái kết cho câu chuyện với những thông điệp nhân văn về tình cha con, tình yêu quê hương đất nước và yêu chuộng hòa bình. Không còn chiến tranh, không còn chia lìa, mọi người cùng bắt tay nhau sống an vui, hạnh phúc.
Chuyển thể tác phẩm Những ngôi sao xa xôi và Chiếc lược ngà thành những cuốn truyện tranh đặc sắc: game phỏm ers khối 6 cũng gây ấn tượng với những cuốn truyện tranh đẹp mắt, thể hiện tài năng hội họa của các em qua từng hình vẽ tỉ mỉ, chi tiết. Các em biến nội dung tác phẩm thành những đoạn hội thoại sống động giữa các nhân vật; giúp tác phẩm có thêm một đời sống hấp dẫn trong lòng các độc giả trẻ.
Mô hình tác phẩm Hai đứa trẻ và Bếp lửa: Các em đã thiết kế ra những mô hình tái hiện hình ảnh bếp lửa trong nỗi nhớ bà của tác giả Bằng Việt; tiệm tạp hóa đơn sơ trong bóng tối, nơi 2 chị em Liên và An ngồi đó mỗi đêm ngóng chờ ánh sáng hy vọng của đoàn tàu về từ thành phố. Qua mô hình, khán giả có thêm những hình dung mới mẻ về nhân vật, bối cảnh trong các tác phẩm trên.
Sân khấu hóa truyền thuyết Bánh Chưng, bánh Dầy thành một vở kịch vừa vui nhộn nhưng cũng mang đậm thông điệp ý nghĩa về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc: Nổi bật trong phần trình diễn này là những đoạn hội thoại sử dụng ngôn ngữ dí dỏm, hiện đại làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn, gần gũi hơn với khán giả trẻ.
Không chỉ tập trung vào nội dung, các em còn được học cách tổ chức một sự kiện từ khâu thiết kế, bán vé, chuẩn bị sân khấu, check in vé của khán giả, dự trù kinh phí thuê trang phục và các dụng cụ biểu diễn… Năng lực hợp tác và làm việc nhóm được phát huy tối đa, bạn nào cũng có nhiệm vụ và nỗ lực để hoàn thành trách nhiệm của mình. Buổi “công chiếu" của các em đã diễn ra thành công, để lại nhiều cảm xúc cho các khán giả.
—------------
Dự án Góc nhìn Văn học được học sinh khối 6 thực hiện trong 6 tuần. Trong tuần thứ nhất, mỗi lớp chia nhóm theo hình thức ngẫu nhiên, lựa chọn tác phẩm yêu thích, lên ý tưởng và phân công nhiệm vụ. Trong các tuần tiếp theo, các nhóm chủ động thực hiện dự án dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Sản phẩm học tập của các em được đánh giá toàn diện về nội dung, hình thức, sân khấu hóa/thuyết trình, đạo cụ. Các thành viên trong nhóm thực hiện đánh giá lẫn nhau theo tiến trình, các nhóm đánh giá lẫn nhau khi kết thúc dự án. Điểm cá nhân học sinh sẽ được tính bằng trung bình cộng của 2 đầu điểm trên.
Thông qua dự án, học sinh:
- Có hiểu biết văn học dưới hình thức, các góc nhìn khác nhau.
- Nhận biết được đặc trưng thể loại, tâm lý nhân vật qua các tình huống, giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật của tác phẩm.
- Hiểu được truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.