BỐ MẸ, CON VÀ TRƯỜNG HỌC: LÀM NHƯ THẾ NÀO ĐỂ HÀI HÒA?
MỤC LỤC [Ẩn]
Tiêu đề trên là tên một cuốn sách của Tiến sĩ Sir Ken Robinson (New York Times bestselling author), đồng thời đây cũng là một mối quan hệ rất quan trọng mà mỗi người làm cha mẹ đều cần quan tâm chăm sóc khi có con đến tuổi đến trường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu được sự gắn kết giữa bố mẹ, con và trường học có vai trò như thế nào trong hành trình giáo dục một đứa trẻ. Đồng thời cũng giúp cha mẹ có thêm những “chìa khóa vàng” mở ra những hướng đi phù hợp khi chọn trường cho con.
Đôi khi giáo dục được coi là công cuộc chuẩn bị cho cuộc sống của những đứa trẻ sau này – có một công việc tốt với thu nhập cao, hoặc một tương lai rộng mở khi tiếp tục học lên cao. Nhưng giáo dục cần được hiểu một cách trọn vẹn, bởi con vẫn đang sống cuộc sống hiện tại của con với những cảm xúc, suy nghĩ và mối quan hệ của riêng con. Do những người làm cha mẹ cần xác định mối quan hệ mật thiết giữa “bố mẹ”, “con” và “trường học” để con sống một cuộc đời ý nghĩa, giá trị ngay ở đây và ngay bây giờ, thay vì là một hành trình “trăm sự nhờ nhà trường” để con đơn thuần chỉ là trang bị kiến thức, kĩ năng cho tương lai. Vậy trong mối quan hệ phức tạp đó, bố mẹ, con và trường học có vai trò như thế nào trong hành trình giáo dục một đứa trẻ?
BỐ MẸ
- Khi nhắc đến giáo dục, người ta thường nhấn mạnh đến nhà trường và nhà giáo mà ít khi nhắc tới một thành tố khác vô cùng quan trọng đó chính là cha mẹ. Gia đình chính là “ngôi trường” đầu tiên mà hầu hết mọi người đều trải qua trước khi đặt chân vào trường học chính thức. Cha mẹ - gia đình là một trong ba thành tố ảnh hưởng lớn nhất trong hành trình trưởng thành của một con người mà thường được nhắc chung đó là gia đình, nhà trường, xã hội.
- Trong bối cảnh hiện nay, khi xã hội phát triển với tốc độ như vũ bão, “nghề làm cha mẹ” ngày càng trở nên vất vả, vai trò của cha mẹ càng quan trọng hơn bao giờ hết trong việc thấu hiểu, đồng hành cùng con, giúp con được tự tin là chính mình, được phát triển theo năng lực của bản thân thay vì trở thành người như bố mẹ mong muốn hay thực hiện những ước mơ của bố mẹ.
- Để thấu hiểu và đồng hành cùng con, cha mẹ không chỉ phải liên tục cập nhật, bồi đắp kiến thức, kĩ năng để làm cha mẹ hạnh phúc, mà còn liên tục giữ kết nối với con, với các mối quan hệ mà con đang có (bạn bè, trường học, xã hội…). Bố mẹ chính là người xây dựng cho con một gia đình an toàn, là nơi con muốn trở về mỗi khi buồn, vui trong cuộc sống, là nơi để con được yêu thương, được tôn trọng như con chính là chứ không vì những điều kiện đính kèm. “Làm bạn cùng con” đã trở thành một cụm từ được cộng đồng cha mẹ nhấn mạnh trong thời gian qua.
CON
- Nhắc đến người học - học sinh - học trò, thường có quan niệm cho rằng đó là “sản phẩm” của quá trình giáo dục (dù là giáo dục gia đình, nhà trường hay xã hội). Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng, “đồng thời với quá trình chịu tác động của hệ thống giáo dục này, con người còn là “sản phẩm” của chính mình, của một quá trình “giáo dục tự thân” – Nhà giáo dục Giản Tư Trung.
- Có thể thấy, “con” chính là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục, thay vì việc “bị động” tiếp nhận, bị giáo dục, bị nhào nặn thành các phiên bản theo một khuôn mẫu nhất định, người học trong cuộc cách mạng sự học cần làm chủ quá trình giáo dục và “đổi từ quá trình giáo dục thành quá trình học tập”.
- Do đó chương trình giáo dục của mỗi nhà trường cũng cần tập trung đào tạo để trẻ em rèn tính tự lực tự chủ, nuôi dưỡng sự tò mò khám phá, khao khát học tập tự thân chứ không vì áp lực thi cử hay điểm số. Môi trường giáo dục cần giúp cho các em được là chính mình, được trải nghiệm cuộc sống mỗi ngày chứ không chỉ là đi học, nuôi dưỡng cảm xúc và đời sống tinh thần phong phú, để có thể làm chủ bản thân và sống hạnh phúc trong tương lai.
TRƯỜNG HỌC
- Dẫu ngày nay việc giáo dục không chỉ diễn ra trong nhà trường nhưng không thể phủ nhận được rằng nhà trường vẫn luôn có một vai trò rất riêng và không thể thay thế được.
- Nhà trường đôi khi là gia đình để học sinh được chở che, được yêu thương và an toàn để thể hiện bản thân, đôi khi cũng là xã hội thu nhỏ, nơi mà trẻ em sống và trải nghiệm hàng ngày, để rèn luyện, trưởng thành.
- Do vậy ngoài việc xây dựng các chương trình giáo dục, đào tạo đội ngũ giáo viên về phương pháp giảng dạy, nhà trường còn đóng vai trò kết nối bố mẹ và các con, cung cấp thông tin, kĩ năng để cha mẹ hiểu con, hiểu trường, từ đó có sự đồng hành hiệu quả.
- Thấu hiểu được vai trò, sứ mệnh của nhà trường, Trường Liên cấp THCS-TH game phỏm xây dựng chương trình giáo dục, các hoạt động trải nghiệm, sân chơi, câu lạc bộ… giúp học sinh phát triển toàn diện, làm chủ bản thân, sống hạnh phúc trong tương lai. Bên cạnh đó, Nhà trường còn chú trọng xây dựng rất nhiều các hoạt động dành cho cha mẹ học sinh, giúp các cha mẹ có đầy đủ thông tin để luôn thấu hiểu, đồng hành cùng con ví dụ: kết nối thường xuyên liên tục với gia đình; sẵn sàng tư vấn 1:1 cùng phụ huynh; tổ chức nhiều workshop, talkshow cung cấp kiến thức, phương pháp giáo dục dành cho cha mẹ…
Chúc các bố mẹ sớm tìm được ngôi trường ưng ý để con được trưởng thành trong hạnh phúc và thành công!