“LIỀU VACCINE” GIÚP HỌC SINH HỌC TRỰC TUYẾN HIỆU QUẢ THỜI COVID
MỤC LỤC [Ẩn]
Ngày 08/01/2022 vừa qua, GS.TS. Bradley A. Corbett - Giám đốc chương trình Quốc tế game phỏm đã chính thức tham dự Hội nghị ICTEMR-2022 và trao đổi về các vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay, đó là: Học sinh phản ứng thế nào với trải nghiệm học tập trực tuyến? Các trường học và các cơ sở học tập khác đã ứng phó với những thách thức của việc giáo dục trực tuyến như thế nào? Một số bài học rút ra qua những kinh nghiệm này là gì?
Theo thống kê của UNESCO, tính tới tháng 8/2020, đã có 1,5 tỷ học sinh/sinh viên bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn và đóng cửa của các trường học do đại dịch Covid-19 gây ra, ảnh hưởng đến 194 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2020, Covid-19 khiến cho 460 học sinh bậc phổ thông bị chậm phát triển khả năng giao tiếp, đọc, nói ngôn ngữ, và con số này đã tăng lên 584 triệu vào năm 2021. Điều này đã làm phá hủy toàn bộ nỗ lực của ngành giáo dục toàn cầu trong 2 thập niên vừa qua.
Dù đã trải qua 2 năm làm quen với việc học trực tuyến do tình hình dịch bệnh kéo dài, xong phụ huynh và học sinh vẫn gặp phải không ít khó khăn khi phải chuyển hướng sang học tập online. Tương tác giữa giáo viên và học sinh là yếu tố rất quan trọng trong quá trình dạy và học. Nếu ở bài giảng trên lớp, sự tương tác được phát huy hiệu quả thì học trực tuyến, giáo viên chủ yếu là thực hiện bài giảng một chiều, học sinh tiếp nhận qua các phương tiện số, sự tương tác cần thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập sau đó chứ không trực tiếp. Điều này, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng và mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh.
Mặt khác, phương pháp học trực tuyến hiện nay đang có xu hướng làm cho học sinh trở nên khép kín. Các chuyên gia cảnh báo, thời gian học sinh sử dụng các thiết bị học trực tuyến quá lâu khiến trẻ dễ mất tập trung, tránh né những câu hỏi của giáo viên, thiếu kỹ năng làm việc nhóm hoặc thảo luận về bài học. Về lâu dài sẽ dẫn đến thói quen cô lập với xã hội, mất đi kỹ năng cần thiết trong giao tiếp. Hơn nữa, việc kiểm soát quá trình sử dụng thiết bị điện tử đối với học sinh ở các lớp lớn cũng là một vấn đề nhức nhối đối với phụ huynh và giáo viên. Còn đối với học sinh nhỏ tuổi, việc sử dụng các thiết bị học trực tuyến lại là trở ngại lớn.
Do đặc thù của học trực tuyến nên việc quản lý nề nếp, ý thức học tập của học sinh không được chặt chẽ như ở trường. Các em rất khó để tập trung & quản lý thời gian tại nhà, song song với đó là nhiều yếu tố gây xao nhãng, không có người quản lý theo sát, nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến mức độ tiếp thu của học sinh. Thêm vào đó là việc lười vận động thể dục thể thao, sa đà vào ăn uống, ngủ nghỉ cũng gây nên những hệ lụy đáng lo ngại. Ngoài ra, học sinh còn gặp phải các vấn đề về tinh thần/tâm lý như dễ cáu giận, stress, buồn chán, thậm chí là trầm cảm hoặc có các hành vi bạo lực, phạm tội.
Với bề dày kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực giáo dục ở nhiều quốc gia, GS.TS. Bradley A. Corbett đánh giá: “Trong quá trình học trực tuyến, ở lần lockdown đầu tiên, học sinh Việt Nam làm tốt hơn học sinh tại khu vực Bắc Mỹ rất nhiều, bởi các thành viên trong gia đình ở Việt Nam có quan hệ thân thiết hơn, và họ chủ động giúp đỡ học sinh tốt hơn rất nhiều”.
Cũng theo GS.TS. Bradley A. Corbett, bên cạnh những khó khăn mà học sinh và phụ huynh gặp phải, các đơn vị giáo dục cũng đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong tiền lệ.
Đầu tiên, phải kể đến việc quản lý và vận hành giáo dục, giáo viên và học sinh đều không được đến trường, đòi hỏi nhà trường cần phải xây dựng và thiết lập các quy trình dạy - học, kiểm soát chất lượng giờ học cũng như đánh giá, kiểm tra sao cho khoa học và phù hợp. Đặc biệt, giáo viên sẽ gặp khó khăn gấp nhiều lần trong việc quản lý lớp học có quy mô lớn, nhất là bậc tiểu học. Giáo viên rất khó kiểm soát được sĩ số lớp học cũng như khó theo dõi sát sao từng học sinh trong giờ học. Việc phát biểu, nêu ý kiến của học sinh cũng bị ảnh hưởng khiến tình trạng lớp học bị xáo trộn, mất kiểm soát. Song song với đó là những lúng túng trong việc sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trực tuyến, thiếu các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm triển khai giảng dạy online hiệu quả.
Từ những khó khăn khi triển khai học tập trực tuyến cho học sinh như trên, GS.TS. Bradley A. Corbett cũng đưa ra một số giải pháp để giúp các đơn vị giáo dục cũng như phụ huynh, học sinh ứng phó với những thách thức của việc giáo dục trực tuyến.
Về phía phụ huynh, chúng ta cần phải trao đổi với giáo viên nhiều hơn thông qua các hình thức khác nhau để nắm bắt được tình trạng của con, theo dõi quá trình học tập, đồng thời tạo không gian thoải mái cho con để các em học tập hiệu quả hơn. Điều này mang tính quyết định đến khả năng học tập của học sinh. Thực tế cho thấy, nhiều học sinh đang bị thua thiệt hơn do phụ huynh không dành thời gian để hỗ trợ con.
Bên cạnh đó, các đơn vị giáo dục cũng cần có những hỗ trợ dành cho giáo viên, đặc biệt là yếu tố công nghệ. Những giáo viên có hiểu biết tốt về công nghệ có thể hướng dẫn các giáo viên khác. Đồng thời, giáo viên cũng cần nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu bởi mọi hướng dẫn đều có trên Google.
Các đơn vị giáo dục cũng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề hỗ trợ những học sinh đang gặp khó khăn về thiết bị học tập trực tuyến. Bởi lẽ, không phải gia đình nào cũng trang bị được Internet, máy tính, điện thoại thông minh để cho con em mình học tập, nhất là học sinh ở các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. GS.TS. Bradley A. Corbett cũng đặt ra câu hỏi về việc hỗ trợ học sinh khuyết tật - các em vốn đã cần hỗ trợ để học tập, ở thời điểm này lại càng khó khăn hơn.
Có thể thấy, những trao đổi và chia sẻ của GS.TS. Bradley A. Corbett - Giám đốc chương trình Quốc tế game phỏm trong hội nghị ICTEMR-2022 mang lại rất nhiều ý nghĩa đối với ngành giáo dục toàn cầu trong giai đoạn này. Để có một môi trường học tập tốt giúp trẻ phát triển toàn diện, dù là lớp học truyền thống hay trực tuyến đều đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng, ý thức và sự đồng hành của giáo viên, học sinh và cả các bậc phụ huynh. Và tại game phỏm , chúng tôi đang nỗ lực từng ngày để thích ứng nhanh, khắc phục những khó khăn, biến nguy thành cơ để tạo dựng tương lai tốt nhất cho học sinh của mình.